• 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
 Bài mới nhất

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Chú giải bài Khai Tâm diễn lòng




Chú giải :
(1) Đây là câu 12 trong bài Giới Đức Tin Kinh trong Đạo Nhựt Thường Hành thuộc bộ Thánh Đức Chơn Kinh (Sài Gòn: ấn quán Công Lý, 1965, tr. 124-141), được tái bản do sắc lịnh tại Huờn Cung Đàn (Minh Tân). Khi nhắc đến Thánh Đức Chơn Kinh, đôi lúc sẽ gọi tắt là bản kinh 1965.do Đức Lý Thái Bạch ban cho Đạo Cao Đài tại Ngũ Phụng kỳ sơn

Trong đó có 4 câu  từ11 và 14 như sau :
Làm người phải học tánh Trời,
Phải tin Tạo Hóa, phải dồi  đạo tâm.
Luân hồi quả báo cao thâm,
Có vay có trả cân cầm chẳng ly.

(2) Giác Minh Thánh Đức là Thánh danh của Bà Đoàn Thị Điểm (xem thêm tại mục 6)
(3) Theo đạo đức kinh của Đức Lão Tử có ghi lại và diễn dịch về chữ Đạo (xem tại mục 54)

(4) Đây là 2 câu 5 và 6 của bài Giới Nhơn Kinh trích trong Đạo Nhựt Thường Hành thuộc bộ Thánh Đức Chơn Kinh (Sài Gòn: ấn quán Công Lý, 1965, tr. 124-141), được tái bản do sắc lịnh tại Huờn Cung Đàn (Minh Tân). Khi nhắc đến Thánh Đức Chơn Kinh, đôi lúc sẽ gọi tắt là bản kinh 1965.do Đức Lý Thái Bạch ban cho Đạo Cao Đài tại Ngũ Phụng kỳ sơn
Vạn vật chung ở trong trần,
Sát sanh chẳng dám phạm nhầm vì thương.

(5) Nghi lễ thường nhựt của các tín đồ Đạo Cao Đài là cúng tứ thời
Nghi lễ của Ðạo Cao Ðài dạy các tín đồ cúng Ðức Chí Tôn và các Ðấng Thiêng liêng vào Tứ thời, bởi vì vào 4 thời điểm nầy, khí Dương và khí Âm trong CKVT có sự biến đổi tương đối đặc biệt:
 Lúc 0 giờ, thời Tý: Khí Âm cực thạnh, khí Dương khởi sanh.
 Lúc 6 giờ và 18 giờ, thời Mẹo và thời Dậu: Hai khí Dương và Âm giao hòa cân bằng nhau.
 Lúc 12 giờ trưa, thời Ngọ: Khí Dương cực thạnh, khí Âm khởi sanh.
 Thời Tý và thời Ngọ: Cúng Rượu (Rượu trắng).
 Thời Mẹo và thời Dậu: Cúng nước Âm Dương, tức là cúng nước trà và nước trắng thiên nhiên.
Kinh Cúng Tứ Thời: là các bài kinh để tụng cúng Ðức Chí Tôn và 3 Ðấng Giáo chủ Tam  giáo vào 4 thời trong một ngày.
Kinh cúng Ðức Chí Tôn vào Tứ thời tại Tòa Thánh hay tại Thánh Thất gồm 8 bài kinh kể ra sau đây:
1. Niệm Hương.
2. Khai Kinh.
3. Kinh Ngọc Hoàng Thượng Ðế.
4. Kinh Phật giáo.
5. Kinh Tiên giáo.
6. Kinh Nho giáo (Thánh giáo).
7. Bài Dâng Hoa, Dâng Rượu, Dâng Trà.
8. Ngũ Nguyện.
Kinh cúng Ðức Phật Mẫu vào Tứ thời tại Báo Ân Từ hay tại Ðiện Thờ Phật
Mẫu gồm 6 Bài Kinh, kể ra sau đây:
1. Niệm Hương.
2. Khai Kinh.
3. Phật Mẫu Chơn Kinh.
4. Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu.
5. Bài Dâng Rượu hoặc Dâng Trà.
6. Ngũ Nguyện.
Kinh Cúng Tứ Thời còn được gọi là Kinh Nhựt Tụng, (Nhựt là mỗi ngày).
Kinh Nhựt Tụng là những bài kinh dùng để tụng mỗi ngày.
Những bài kinh thường được tụng theo 2 giọng: Nam xuân và Nam ai. Chỉ có 3 Bài Dâng Tam Bửu là thài theo giọng Ðảo Ngũ Cung.
( Theo giải nghĩa kinh Thiên Đạo và Thế Đạo của hiền tài Nguyễn Văn Hồng chủ bút)
(6) Đây là 2 câu 1278 và 1280 trong Nữ Trung Tùng Phận do Nữ tiên nương Đoàn Thị Điểm  ban cho Đạo Cao Đài .Cần nhắc lại buổi sinh tiền bà là một nữ nhi anh thư đã đóng góp cho Quê hương Việt Nam nhiều áng văn thơ bất hủ.Trong số đó tác phẩm “Chinh Phụ Ngâm” là một kiệt tác diễn Nôm vào hàng đệ nhất trong kho tàng văn học Việt Nam .
Nữ Trung Tùng Phận là một tác phẩm độc nhứt vô nhị trong kho tàng văn chương Việt Nam, vì nó không do một con người bằng xương bằng thịt nơi cõi phàm trần sáng tác, mà do một Đấng Nữ Tiên nơi Thượng giới dùng huyền diệu Tiên gia trong Đạo Cao Đài giáng cơ viết ra. Đấng Nữ Tiên đó là Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm mà chơn linh là một Nữ Tiên nơi DTC.Thánh danh của Bà là Giác Minh Thánh Đức là Tứ Nương luôn tùng  mạng lịch của Đức Phật Mẫu mà đón rước và giáo hóa các chơn hồn nợi DTC.
(7) Nguồn gốc câu thơ của nhà thơ Lý Thái Bạch đời Đường
Yên Sơn tráng sĩ Ngô gia hào
Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao
Nghĩa là:          Ở xứ yên Sơn có chàng tráng sĩ thuộc nhà họ Ngô
                         Nâng núi Thái Sơn nhẹ tựa lông hồng
Nghĩa chánh là mỗi người trên thế gian nếu biết nhìn nhận ,tôn kính những giá trị cao thượng của Đạo mà biết tu tức tự giải phóng mình khỏi Bản ngã trần tục ,chú trọng đến việc bồi dưỡng chăm sóc cho chơn linh của mình bằng những tư tưởng trong sạch hướng thượng ,thực hành đem đến cho mọi người niềm an vui yêu thương chân chánh thì mỗi người cảm thấy  không còn vướng bận vào những dính mắc của thế gian ,tức lòng nhẹ nhõm và không thấy điều gì có thể đè nặng lên tâm hay lòng của mình dù điều đó có thể nặng và lớn lao như thế nào đi chăng nữa.Đức Chí Tôn cho biết “ Sự yêu thương chính là chìa khóa mở cửa Bạch Ngọc Kinh…”
(8) Đây là 2 câu 9 và 10 của bài Giới Tâm Kinh trích trong Đạo Nhựt Thường Hành thuộc bộ Thánh Đức Chơn Kinh (Sài Gòn: ấn quán Công Lý, 1965, tr. 124-141), được tái bản do sắc lịnh tại Huờn CungĐàn (Minh Tân). Khi nhắc đến Thánh Đức Chơn Kinh, đôi lúc sẽ gọi tắt là bản kinh 1965.do Đức Lý Thái Bạch ban cho Đạo Cao Đài tại Ngũ Phụng kỳ sơn
Để tâm sao lãng lờ lu
                      Thì tâm tạo ác diêm phù khó ra
Nghĩa là nếu không  xem việc sửa tâm trao dồi đức hạnh là việc cần làm thường trực mà chểnh mảng và xem thường việc tu tâm ,để tâm lu mờ nhiễm tục trần thì con người dễ bị rơi vào vòng đọa lạc  nơi Cõi âm, địa ngục, nơi giam hồn kẻ tội lỗi.
Theo bài thơ dạy về Chữ Tâm của Đức Phật Mẫu
Cố gắng trao dồi một chữ Tâm
Đạo đời muôn việc khỏi sai lầm
Tâm Thành ắt đạt đường tu vững
Tâm Chánh mới mong mối đạo cầm
Tâm Ái nhân sanh an bốn biển
Tâm hòa thiên hạ trị muôn năm
Đường Tâm cửa thánh dầu chưa vẹn
Có buổi hoài công bước đạo tầm.
(9) Là người hành giả tu tập phải hiểu phương giải thoát .Như vậy mới biết việc cần làm ,trong những việc cần làm gần gũi và dẫn đến con đường giác ngộ giải thoát theo pháp tu của nhà Phật là Lục Độ Ba La Mật nghĩa là việc thực hiện của hành giả nhằm độ cho chúng sanh bước từ bờ mê qua bến giác.Tuy nhiên ý nghĩa “qua bờ kia” chưa diễn đạt hết tinh tuý của từ Ba-la-mật, vì Bồ tát không chỉ an vị tại bờ giác, mà mục đích tu hành của Bồ tát thừa là một mặt tự hoàn thiện mình, một mặt cứu độ chúng sanh. Các ngài làm tất cả các Phật sự nhưng không có tâm mong cầu kết quả, không chấp trước vào người làm, vào phương tiện làm và vào chúng sinh là đối tượng của việc làm. Đây là đạo đức vô hành, là tam luân không tịch, là vô sở cầu vô sở đắc.
Ba-la-mật cũng là mật hạnh, đại hạnh của Bồ tát. Nếu dùng bố thí độ xan tham, trì giới độ phá giới.... thì còn hạn chế trong việc đối trị; ở đây, lục độ với tinh thần Ba-la-mật có sự hài hòa giữa trí tuệ, từ bi và hùng lực. Bằng trí tuệ, Bồ tát thấy tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, nhưng do mê muội không nhận ra, nên mãi tạo nghiệp và trầm luân trong sanh tử. Vì thế, Bồ tát phát khởi lòng từ bi, nguyện độ tận chúng sinh trong ba cỏi sáu đường. Có từ bi, các ngài sẽ có đủ hùng lực, thi thiết mọi phương tiện quyền xảo tùy căn cơ giáo hóa chúng sinh, dù bao nghịch cảnh vẫn không thối chí ( Bất thoái Bồ Tát vi bản lự).
Ba-la-mật còn có nghĩa là cứu cánh, rốt ráo. Mục đích cuối cùng của đời tu, cũng như bản hoài của chư Phật đối với tất cả chúng sanh, là nhận ra và hằng sống với bản tâm thanh tịnh thường nhiên của chính mình. Đó là Phật tánh, chân tâm, bản lai diện mục... Nhận ra tánh giác là chánh nhân thành Phật, hằng sống trọn vẹn với tánh giác là viên mãn Phật quả.
            Lục độ Ba-la-mật gồm 6 phương tiện:
1-         Bố thí Ba-la-mật
2-         Trì giới Ba-la-mật
3-         Nhẫn nhục Ba-la-mật
4-         Tinh tấn Ba-la-mật
5-         Thiền định Ba-la-mật
6-         Trí huệ Ba-la-mật
 (Theo LỤC ĐỘ BA LA MẬT - Thích Thông Huệ)

(10) Theo thánh giáo của Đức Thái Thượng Đạo Tổ (Thái Thượng Lão Quân) dạy về chữ Đức
Đức ĐẠO TỔ dạy:
Nhân lòng thành kính của chư môn sanh, Lão đáp lại câu “Thượng đức bất đức, hạ đức chấp đức, chấp trứ chi giả bất minh đạo đức” để giảng lại cho chư môn sanh ngõ hầu áp dụng trên đường tu thân hành đạo. Lão miễn lễ, chư môn sanh đồng an tọa
“…Người hạ đức còn tranh chấp đức,
Lập đức trong lãnh vực bù trừ,
Có thật thì phải có hư,
Công ơn ắt phải công tư đắp bù…”
Thường người trong thiên hạ tranh giành với nhau về mọi phương diện từ vật chất đến tinh thần kể cả việc lập Đức ,tranh đua Đức cao Đức thấp mà đánh mất đi cái bản thể ban đầu là sự chí thiện của Đức là tánh hồn nhiên và vô tư mà không chấp trước. Cái lý của việc lập Đức là không chủ định không câu nệ và không có động cơ ,không có cái bắt đầu mà cũng không kết thúc không vì một cái gì cả không mong có thực mà không nghĩ đến chuyện hư. đúng theo câu “Vô vi mà vô bất vi” của Đức Lão Tử.Trong nho giáo cũng dạy
Thường hành nhứt nhựt
Tịch nhiên vô vi

(11) Theo giáo lý của Đạo thì con người sinh ra trên thế gian  này tất thảy phải biết tu dù là một tín đồ của Tôn giáo hay chưa  .Theo lời thuyết pháp của Đức Hộ Pháp thì
“…Đứa trẻ sơ sinh không biết nói, chưa có trí khôn, lúc khát sữa nó khóc là tìm phương cho mẹ nó hiểu, gọi là TU; vừa lớn biết thương cha mến mẹ, khi có em biết thương em gọi là TU; lớn hơn lên, đến trường, khi nó chăm chú học và ráng được giỏi hơn bạn nó, gọi là TU; khi vừa biết khôn ngoan, nó hiểu rằng, phải học cho hay hơn thiên hạ và còn tìm phương kế đấu tranh sống cùng xã hội, gọi là TU; đến khi thành nhân, nó biết lựa chọn người bạn trăm năm đặng lập gia đình, gọi là TU; nó còn tầm sự hay thêm mãi để có một địa vị trong xã hội, gọi là TU; khi có địa vị rồi, nó muốn lập công nghiệp vĩ đại hơn và làm cách nào cho nhơn loại được hạnh phúc, gọi là TU…”
TNHT:"TU là chi? TU là trau giồi đức tánh cho nên hiền, thuận theo ý Trời đã định trước."
"Thầy nói cho các con biết: Dầu một vị Đại La Thiên Đế xuống phàm mà không TU, cũng khó trở lại địa vị đặng."
Tóm lại, Tu là sửa đổi con người mình, từ hình thức đến nội dung, cho mỗi ngày một thêm tốt đẹp, thiện lương, chơn chánh, sửa đổi mãi như thế từ kiếp nầy đến kiếp khác cho đến khi đạt đến chỗ tận thiện tận mỹ mới hoàn toàn.
Nói như thế, TU là làm tất cả những việc gì thuận tùng Thiên lý, thuận theo dòng tiến hóa của vạn linh trong CKVT, tức là làm cho chơn linh của mình mỗi ngày một tiến hóa, tiến hóa mãi trên con đường cao thượng, đạt lần lượt các phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, rồi còn phải tiếp tục tu hành tiến hóa thêm nữa để đạt được phẩm vị Thượng Đế và hiệp nhập vào Thượng Đế. Đến chỗ đó, ta mới có thể nói rằng đã đạt được hết chữ TU.
Phần mở đầu bài thi dạy về chữ TU  Đức Chí Tôn dạy
Trong pháp đạo TU TÂM đệ nhứt,
Tu Tâm là đứng bực Thiên Tiên.
Tu thì mới đoạt căn nguyên,
Tu trao tánh mạng diệu huyền phát sanh
Vì vậy là một tín đồ trong cửa Đạo phải tự nhắc mình thường xuyên tu tâm sửa tánh để xứng đáng là con của cha Trời,chứ không thể xem việc vào Đạo và nhập Đạo là một chuyện thiếu nghiêm túc , không thật tâm,đùa bỡn hay xem nhẹ như việc đời được.Xưa kia các vị vua mới được xưng tụng là Thiên tử tức con của trời thì ngày nay trong thời Hạ ngươn mạt kiếp này thông qua linh cơ các đấng thiêng liêng tiết lộ về cơ quan và bản thể con người đều là con của thương đế là Thiên tử.Nên phải thường rèn tâm tu niệm để trở về bản thể ban đầu mà hội nhập cùng Thượng Đế.
Theo thánh giáo của Đức Chí Tôn dạy rằng:
Con là một linh thiêng tại thế
Hợp với thầy đồng thể linh quang.
(12) Đây là 3 phần cơ bản thuộc bát Chánh Đạo của Phật Giáo là Chánh Mạng,Chánh Nghiệp và Chánh Tinh Tấn là 3 điều mà người Phật tử tại gia phải tâm niệm vì thông thường trong cuộc sống mưu sinh ,Phật tử tại gia phải chung đụng với thế gian phàm tục nên không tránh khỏi những tánh tục đời thường ,tuy nhiên dù gì đi chăng nữa là con của Phật phải thường xuyên tâm niệm việc làm của mình phải chánh và phát triển cũng phải dựa trên chánh lý. Mỗi người phải tự soi xét bản thân của mình để nhìn nhận Phước hạnh của mình mà sống hợp với Đạo lý không cưỡng cầu ,gượng ép để đạt được những điều đáng lẽ không phải của mình ,không thuộc về mình mà phải gây thêm nghiệp chướng và vướng vào vòng tục lụy.Dẫu biết rằng sự nỗ lực ,bức phá là nền tảng giúp con người vượt qua những giới hạn trở lực ,nhưng nếu không hiểu về chính mình và con đường mà mình phải đi và đạt đến thì mọi nổ lực chỉ làm cho con người càng lệch hướng , không thuận theo sứ mệnh.và không đoạt cơ giải thoát .
(13)Đây là  2 câu kết của bài Giới Tâm Kinh trích trong Đạo Nhựt Thường Hành thuộc bộ Thánh Đức Chơn Kinh (Sài Gòn: ấn quán Công Lý, 1965, tr. 124-141), được tái bản do sắc lịnh tại Huờn CungĐàn (Minh Tân). Khi nhắc đến Thánh Đức ChơnKinh, đôi lúc sẽ gọi tắt là bản kinh 1965.do Đức Lý Thái Bạch ban cho Đạo Cao Đài tại Ngũ Phụng kỳ sơn
Rèn tâm tu niệm hôm mai
Cúi xin thượng phụ mở khai tâm thần

(14)Ý nghĩa nói về Hội Long Hoa
Đức Phật Di-Lạc sẽ đắc đạo dưới cội cây Long Hoa nầy, cũng như Đức Phật Thích Ca đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề.
Đức Phật Di-Lạc sẽ làm Giáo chủ một Đại hội thi tuyển chung kết để chọn người hiền đức dưới cội cây Long Hoa, nên Đại hội nầy được gọi là Đại Hội Long Hoa.
Vậy Đại Hội Long Hoa là hội thi chung kết sau một giai đoạn tiến hóa dài của nhơn loại, để tuyển lựa những người hiền lương đạo đức, loại bỏ những kẻ hung bạo gian tà, thực hiện sự công bình thiêng liêng, để rồi sau đó sẽ chuyển qua một giai đoạn tiến hoá mới.
■ Những người hiền lương đạo đức là những người thi đậu, sẽ được ban thưởng bằng những phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật tùy theo công đức nhiều ít.
■ Những người gian tà hung bạo là những người thi rớt nên họ phải chờ đợi và sẽ nhập vào một vận hội mới để học tập và tiến hóa, chuẩn bị một cuộc thi mới sau nầy.
TNHT:
Công nghiệp dồi dào, âm chất đủ,
Long Hoa đợi Hội hưởng Thiên ân.
KĐT:
Hội Long Hoa tuyển phong Phât vị.
(Theo Cao Đài Từ Điển do ngài Đức Nguyên làm chủ bút phần giải thích Hội Long Hoa)

(15) Trong truyện Tây Du Ký, khi thầy trò Tam Tạng đến bến Lăng Vân, không thể đi lên cầu để qua bờ bên kia được. Đang lúc bối rối thì có vị Phật là Tiếp Dẫn Đạo Nhơn chèo chiếc thuyền không đáy tới rước. Tam Tạng thấy thuyền không đáy nên không dám bước xuống, Tề Thiên Đại Thánh bỗng xô Tam Tạng một cái, Tam Tạng ngã xuống nước, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn đỡ Tam Tạng lên thuyền, và chèo thuyền qua sông, khi đến giữa sông thì gặp một xác người đang trôi xuống, xem kỹ thì đó chính là xác phàm của Tam Tạng. Tiếp Dẫn Đạo Nhơn chúc mừng Tam Tạng, đã bỏ xác trần, đắc thành Phật vị.
Thuyền qua đến bờ bên kia, Tam Tạng nhẹ nhàng bước lên bờ cùng với ba đồ đệ. Khi quay nhìn lại, thấy con thuyền và vị Phật ấy đều biến mất. Thế mới gọi là pháp trí huệ quảng đại đưa thầy trò lên bờ Cực Lạc.
Con thuyền không đáy ấy chính là chiếc Thuyền Bát Nhã mà người chèo thuyền là Phật Tiếp Dẫn Đạo Nhơn:
Cho nên trong bài Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối có câu:
Tây phương Tiếp Dẫn Đạo nhơn,

Phướn linh khai mở nẻo đường Lôi Âm.
Đức Chí Tôn có lời khuyên những vị đắc đạo rồi, nên nhìn lại cõi trần mà thương xót nhơn sanh đang trầm luân trong bể khổ mà mở lòng cứu giúp:
TNHT:
Bát Nhã xin con trở mái chèo,
Thìn lòng thương lấy chúng sanh eo.
Trăm năm chưa hẳn nên hiền đức,
Tấn nẻo chông gai khá lựa dèo
.
(Theo Cao Đài Từ Điển do ngài Đức Nguyên làm chủ bút phần giải thích về thuyền bát nhã)
(16) Theo các câu kinh 37,38,39,40 ,41,42,43,44 trong bài kinh Phật Mẫu Chân Kinh
37. Chiếu nhũ lịnh Từ Huyên thọ sắc,
Chiếu theo lịnh của Ðức Phật Mẫu, mà Phật Mẫu nhận lãnh sắc lịnh của Ðức Chí Tôn,
38. Ðộ anh nhi Nam Bắc Ðông Tây.
Cứu giúp toàn thể con cái của Phật Mẫu khắp nơi trên cõi trần.
39. Kỳ khai tạo nhứt Linh đài,
Mở ra ÐÐTKPÐ là để tạo một khối đức tin lớn,
40. Diệt hình tà pháp cường khai đại đồng.
Tiêu diệt tất cả hình thức của tà quái để mở ra một cách mạnh mẽ xã hội đại đồng cho nhơn loại
41. Hiệp vạn chủng nhứt môn đồng mạch.
Hiệp các chủng tộc nhơn loại thành một nhà có cùng chung một tín ngưỡng.
42. Qui Thiên lương quyết sách vận trù.
Phật Mẫu liệu định kế hoạch, vận động toan tính đem cái Thiên lương trở lại làm chủ con người.
43. Xuân Thu, Phất chủ, Bát Vu,
Ba Cổ pháp tượng trưng Tam giáo là: Kinh Xuân Thu (Nho giáo), Cây Phất chủ (Tiên giáo), Bình Bát vu (Phật giáo).
44. Hiệp qui Tam giáo hữu cầu chí
Ðem Tam giáo trở về hiệp thành một khối
Chúng ta có thể hiểu rằng Đạo lý xưa nay vốn chỉ một và Pháp thực hiện đạo lý cũng từ một gốc mà ra hay lần theo các Pháp mọi hành giả có thể gặp nhau ở một gốc là sự thật là chân lý,là bản nguyên , nơi đó chứa đựng toàn bộ sự huyền diệu ,cao siêu tột cùng  mà ngôn ngữ chỉ diễn tả được một phần,vì ngôn ngữ trần tục vốn chứa đựng sự giới hạn của trí tuệ phàm nhân.Vậy Pháp môn cho người tu tập là sự định hướng và dẫn dắt con người đến với sự thật chân thật nhất để thấy rõ mọi sự vật hiện tượng ẩn tàng trong tự nhiên ,vũ trụ từ những gì nhỏ nhích nhất đến những gì to lớn vĩ đại không tưởng.Khi Đạo Trời được các đấng thiêng liêng vâng lệnh của Đức Thựơng Đế cũng là theo nguyên lý tuần hoàn của vũ trụ tự nhiên mở ra trong thời kỳ này nhằm hướng đến một mục đích là hoàn thiện thế gian hữu hình để hướng đến một thế gian vô hình bất sanh bất diệt ,toàn thiện toàn mỹ.Là thời kỳ mà bánh xe chuyển pháp luân đã xoay đến để tạo cơ sinh tồn và tái tạo.Khi không còn phân biệt và đặt chọn đức tin thì Pháp môn chân thật nhất sẽ xuất hiện trong tâm thức của mỗi người,cùng với sự chuyên tâm sẽ giúp con người đến gần với sự thật hơn .Với công phu tu luyện và được hướng dẫn bởi lời pháp nhũ các chân sư sẽ dần dần giúp con người vượt qua chính mình và trở về bản thể vốn hằng hữu của con người mà sanh linh thông và cảm ứng với trời đất. Nên Đức Chí Tôn đã dạy rằng:
“Nói sao cho tận cùng lý Đạo,
Vẽ rành ra máy Tạo khó thay.
Mỗi người có Tánh Như lai,
Tầm ra thấy sẵn thiên thai bên mình”.
                     (Đại thừa chơn giáo)

 (17)(18)(19) Trích trong bài thơ dẫn giải về Bàn cờ huyền bí
Bàn cờ huyền bí do Ðức Phạm Hộ Pháp đưa ra vào năm 1947. Hiền Tài Lê văn Thuộc, Ðạo hiệu Chơn Ðăng giải ra được, ông dùng thể thơ lục bát viết ra lời giải, dâng lên Ðức Hộ Pháp. Ðến năm Tân Hợi (1971), Phạm Môn ấn hành.
(20) Theo bài thơ do Đức Chí Tôn ban trong giai đoạn tiền khai Đại Đạo

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ viết
CAO ÐÀI TIÊN ÔNG ÐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
giáo đạo Nam phương

Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên.
Ðạo mầu rưới khắp nơi trần thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên
Ngày 24-12-1925 (Cúng tại nhà Ông Cao Quỳnh Cư 134 Bourdais, Sài Gòn)
(21) Nguồn gốc từ câu kinh trong Phật Mẫu Chân Kinh của đạo Cao Đài
Vô siêu đọa quả căn hữu pháp,
Vô khổ hình nhơn kiếp lưu oan.      
 Vô địa-ngục, vô quỉ-quan,  
 Chí-Tôn đại xá nhứt trường qui-nguyên
Trong Nữ Trung tùng phận của Bà Đoàn Thị Điểm cũng có câu
 (22) Xuất phát từ câu ca dao
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
 Núi Thái Sơn - một ngọn núi cao nhất đã đi vào huyền thoại của người Trung Hoa. Người cha có thể sẵn sàng chịu mọi khổ cực nhằm mục đích mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời của mỗi người con. Nỗi vất vả, cực nhọc của người làm cha được ví như núi đá "Thái Sơn". Núi đá "Thái Sơn" là biểu tượng cho sự trường tồn muôn thuở về sự nhọc nhằn của phận làm cha. Đó là sự vĩnh hằng, vĩ đại về công sức của người cha đối với con.
Cụm từ "nghĩa mẹ" phản ánh tình cảm ruột rà máu thịt, không thể dứt bỏ, khó bày tỏ được giữa mẹ và con. Từ "nghĩa" trong từ điển tiếng việt là dạng tình cảm đặc biệt, rất sâu nặng của con người. Tình cảm đó càng cảm nhận được bằng nỗi đau lìa cành, rách lá:
Mỗi con người đều phải trải qua bổn phận làm con, nhờ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ mới nên người.Việc thờ mẹ kính cha là đạo Hiếu kính của người con,không vì điều gì mà có thể lãng tránh được,Câu một lòng thờ mẹ kính cha nói lên hết tâm niệm của người con muốn được đền ơn sinh thành ,cưu mang ,cúc dục ,tận tụy của cha mẹ mình .Nhưng cái thấy ở đây chỉ giới hạn trong một đời sống thế gian ,mong làm tất cả những điều để đẹp lòng cha mẹ.Cái duyên và nhân quả của Phụ Mẫu song thân và tử tôn là cái nhân quả rất lớn được kết tinh từ nhiều đời nhiều kiếp và không chỉ tại thế gian mà còn liên hệ với nhau về mặt tâm linh.Đây là sự liên hệ liên quan đến nghiệp chung mà tử tôn  là người nối nghiệp.Chính vì vậy việc Hiếu kính cha mẹ không chỉ giới hạn ở phàm nhân thế tục mà phải nghĩ cho cha mẹ siêu thăng về cõi cực lạc sau khi thoát xác bằng công đức và việc làm của mình .Ơn đó phải là ơn đời đời ,nghĩa là nếu còn tái sanh thì con người còn phải sống đạo hạnh,tu tập để đền ơn cho Cha mẹ của mình không chỉ ở kiếp này mà còn từ nhiều kiếp trước.Theo như nguồn cội của Kinh Vu Lan
Theo bài kinh tụng khi cha mẹ quy liễu trong đó có câu:
“…Thong dong cõi thọ nương hồn
Chờ con lập đức giúp hườn ngôi xưa…”
(23) Đây là sự kết hợp các câu trong kinh Bát Nhã Tâm Kinh ba la mật “… chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách….” Là tâm niệm của bậc đại nhân chuyên tu niệm theo hệ Lục độ ba la mật nhằm đi đến mục đích tối thượng là độ hết thảy chúng sinh mà cũng là độ chính mình đó vậy.Tuy nhiên do không thấy mình nên Bậc Bồ Tát mới chuyên tâm mà không vướng mắc trong tri và hành nên đạt đến tri hành hợp nhất .

(24) Theo Phật Giáo con người có Thân và tâm để tạo nên tướng và tánh là hai thực thể cấu thành cái hữu dụng của con người,Một thứ thì ẩn tàng một thứ thì lộ rõ tuy nhiên do có sự tương thông nên 2 thứ là thể ảnh hửơng và chi phối lẫn nhau.Nhìn thấy thân để biết được tâm,và hiểu được tâm  thì có thể biết được thân hay tánh.Vì thế việc của hành giả là chuyên tu luyện để đạt được sự minh tâm kiến tánh hay hợp nhất với tâm và thân trong một thể chí thiện .Do vậy các nhà tướng số mới cho rằng
¾    Hữu tâm vô tướng .Tướng tự tâm sanh
¾    Hữu tướng vô tâm .Tâm tùng tướng diệt
Đức Bồ Đề Đạt Lai Lạt Ma có bài kệ
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành phật
 (25) Cần Kiệm ,Liêm Chính,Chí Công, Vô Tư là lời dạy của Hồ Chí Minh
Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi đua ái quốc.
¾    Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
¾    Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
¾    Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
¾    Thiếu một mùa, thì không thành trời.
¾    Thiếu một phương, thì không thành đất
¾    Thiếu một đức, thì không thành người.
Về chí công vô tư, theo tư tưởng Hồ Chí Minh: "Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau", "phải lo trước cho thiên hạ, vui sau thiên hạ". Người còn chỉ ra mối quan hệ: cần, kiệm, liêm chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, và chí công vô tư, một lòng vì dân, vì nước thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.

(26) Theo Cao Đài Từ Điển do ngài Đức Nguyên làm chủ bút
Nhơn sinh hữu Tứ nan: con người sống nơi cõi trần có bốn điều khó gặp. Đó là:
¾    Nhơn thân nan đắc: thân người khó được
¾    Tam Kỳ nan ngộ:  khó gặp đặng ĐĐTKPĐ
¾    Chơn đạo nan phùng: khó gặp mối Đạo chơn thật.
¾    Minh sư nan ngộ : khó gặp được vị thầy sáng suốt.
Thành thử người xưa, khi xuất gia đi tu, chí mong gặp được minh sư mà thọ giáo. Nếu lạc lầm, vào gặp manh sư thì uổng một kiếp sanh, mê muội càng thêm mê muội. Minh sư là người thọ mạng lịnh của Thượng Đế giáng sanh truyền đạo cứu đời. Nếu không phải kiếp trước có tu, tạo được duyên lành và tổ tiên có đức thì kiếp nầy khó gặp đặng minh sư.

(27)  Phật giáo gọi bạn đồng hàng là thiện tri thức, thiện hữu (bạn lành). Có ba bậc thiện tri thức đáng để người tu kết bạn trên đường cầu tìm giải thoát:
(1) Giáo thọ thiện tri thức: người bạn lành có thể làm thầy dạy mình.
(2) Đồng hành thiện tri thức: người bạn lành chung đường có thể khuyên mình làm lành lánh dữ.
(3) Ngoại hộ thiện tri thức: người bạn lành có thể giúp mình tu bằng cách cung cấp phương tiện vật chất.
Nói về ích lợi của lữ trong sự tu hành, thánh giáo Cao Đài hay nhắc tới câu Ăn cơm có canh, tu hành có bạn. Nhờ có bạn, người tu có thể tiến bộ trong việc học hỏi giáo lý.

"Cơm có canh tu hành có bạn,
Dắt dìu nhau trên đoạn đường trần.
Gióng chuông thức tỉnh hồn dân,
Qua cơn mê muội tìm lần về nguyên.
Dẫu Tiên Phật Thánh Hiền cũng thế,
Trước vầy đoàn tập thể chen chưn.
Kẻ nầy ngã người kia nưng,
Như cây lớp lớp trong rừng nương nhau."

(28) Nghĩa là chọn được kiểu đất đắc địa để định cư hoặc làm nền tảng cho sự phát triển. Một thiền sư Việt Nam đời Lý là Dương Không Lộ (?-1119) cũng từng lưu tâm chọn địa để tu. Điều này được nhắc tới trong câu đầu bài thơ Ngôn hoài tuyệt đẹp của sư như sau
Trạch đắc long xà địa khả cư,
Dã tình chung nhật lạc vô dư.
Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh,
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.
Kiều Thu Hoạch dịch:
Kiểu đất long xà chọn được nơi,
Tình quê lai láng chẳng hề vơi.
Có khi xông thẳng lên đầu núi,
Một tiếng kêu vang lạnh cả trời.


(29) Thế  kỷ 17, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đã đưa ra lời khuyên giúp nhà Nguyễn. Khi Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm giết, ông khuyên nên xin về phía nam với câu "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (có tài liệu viết là "khả dĩ dung thân") nghĩa là "Một dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài". Nguyễn Hoàng nghe theo và làm nên nghiệp lớn của chúa Nguyễn ở Đàng Trong và nhà Nguyễn sau này., truyền cho con cháu từ đất Thuận Hoá (Mà sau này dân gian gọi trại ra là Huế )
Hoành Sơn vốn là biên giới tự nhiên giữa nước Đại Việt và Chămpa. Hiện trên dãy Hoành Sơn còn phế tích Lũy Lâm Ấp của Chămpa có từ thế kỷ 4.
Từ năm 992, đường đèo qua dãy núi Hoành Sơn chính thức được xây dựng dưới sự chỉ đạo của Ngô Tử An.
Thời nhà Nguyễn, Hoành Sơn Quan được xây dựng trên đỉnh đèo Ngang và hình tượng trưng cho dãy Hoành Sơn được khắc vào Huyền đỉnh (một trong Cửu đỉnh).
Bà huyện Thanh Quan có bài thơ “Qua Đèo Ngang” diễn tải lại cảnh bể dâu đoạn trường trong giai đoạn này như sau:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
(30) Theo thư tịch cổ  Việt Nam có ghi lại vua Minh Mạng là một nhà vua văn võ kiêm toàn (!). Ngài tiếp tục việc tu sửa lại kinh thành Huế, công trình kiến trúc quan trọng nhất dưới thời Minh Mạng là cửa Ngọ Môn. Minh Mạng bắt đầu một cuộc cải cách từ nội trị đến ngoại giao.
Về mặt nội trị, nhà vua bỏ hầu hết các dinh, các trấn mà thành lập các tỉnh (31 tỉnh), thành lập Nội các và Cơ mật viện để cùng với vua bàn chuyện nước (tới thời Bảo Ðại mới bị giải tán). Lập Quốc Tử Giám. Bắt đầu mở các khóa thi Hội, thi Ðình để lấy tiến sĩ (tới thời Khải Ðịnh mới bị giải tán). Lập Quốc sử quán để góp nhặt những chuyện làm quốc sử. Phát thưởng cho những ai tìm được sách củ hay làm ra sách mới v.v...
Các nước láng giềng xa gần đều gởi sứ thần đến thông hiếu và vua cũng cử nhiều phái đoàn đến các nước đó để ban giao. Năm Mậu Tuất (1838) vua Minh Mạng đổi tên nước là Ðại Nam.
Ngài không thích đạo Thiên Chúa nên không cho người ngoại quốc vào giảng đạo ở trong nước, Ngài có ra dụ (sắc lệnh) nói rằng : "Ðạo phương Tây là tả đạo, làm mê hoặc lòng người và hủy hoại phong tục, cho nên phải nghiêm cấm để khiến người ta phải theo chính đạo". Lúc bấy giờ không phải là một mình vua ghét đạo Thiên Chúa mà thôi, phần nhiều những quan lại cũng đều một ý cả, cho nên sự cấm đạo lại càng nghiệt thêm. Nhưng mà dẫu cắm thế nào mặc lòng, vẫn có người đi giảng đạo Thiên Chúa, nhà vua lấy điều đó làm trái phép nên ra dụ lần nữa nói rằng ai bắt được giáo sĩ đem nộp thì được thưởng. Năm ấy ở Huế có một người giáo sĩ phải xử giảo, và các nơi cũng rối loạn vì sự bắt đạo và giết đạo. Việc cấm đạo nầy cứ dai-đẳng mãi đến khi nước Pháp sang bảo hộ mới thôi.
Nhờ chủ trương lấy nho giáo làm nền tảng cho việc dạy và học cho các nho sinh nên Đạo nho trong thời kỳ này phát triển rực rỡ và xuất hiện nhiều danh nho để trấn hưng nước nhà
(31) Đức Khổng Phu Tử soạn ra tứ Thư và Ngũ kinh nhằm giáo dục nhơn đạo con người bao gồm đầy đủ các đức tính mà con người cần thực hiện để đạt đến chỗ chánh nhơn quân tử.Nhờ Đức Khổng Tử mà Nho giáo mới được hưng hạnh, và trở thành một học thuyết triết học nhân sinh có hệ thống chặt chẽ và hoàn hảo, chủ yếu dạy về Nhơn Đạo (Đạo làm Người). Không có một giáo thuyết nào dạy Nhơn Đạo hoàn hảo bằng Nho giáo.
Trong Kinh Cúng Tứ Thời của Đạo Cao Đài có bài Kinh Nho giáo để xưng tụng công đức của Đức Khổng Tử.
Tuy nhiên theo sự biến trật của thời gian tư tưởng và học thuyết của Đức Khổng không được các triều đại trên thế gian truyền thụ một cách có hệ thống,có chủ trương và liên tục nên những đức tính tôt đẹp của nhơn loại đã không được giữ gìn và phát huy mà còn tàn lụi .Để phổ thông lại giáo lý của Nho Giáo nhằm xây dựng lại nền phong hóa thuần lương cho nhơn loại Đạo Cao Đài mới lấy chủ thuyết Nho Tông chuyển thế làm nền tảng
Nho Tông Chuyển Thế là một chủ trương lớn của Đạo Cao Đài, đối với cuộc thế, đối với nhơn quần xã hội.
Chủ trương nầy dùng tinh hoa của học thuyết Nho giáo để cải tạo cuộc thế trong buổi Hạ nguơn mạt kiếp, phong hóa suy đồi, mất hết nét đạo đức, nền nếp gia đình đổ vỡ, xã hội vì danh lợi mà tranh giành sát phạt nhau dữ dội, làm cho mạnh được yếu thua, khôn còn dại mất.
Với chủ trương Nho Tông Chuyển Thế, Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài thành một cơ quan chuyển thế.
"Nền Đạo Cao Đài là Nho Tông Chuyển Thế thì tức nhiên của toàn xã hội nhơn quần tại mặt địa cầu nầy, nhờ đạo Nho sửa đương chỉnh đốn thiên hạ lại. Chúng ta thấy xã hội tinh túy đạo đức của họ dường như đảo ngược lại, khủng hoảng tinh thần mà ra vậy."
Đạo Cao Đài chủ trương Nho Tông Chuyển thế, không có nghĩa là đem toàn cả học thuyết của Nho giáo ra áp dụng một cách máy móc khắt khe, vì xã hội hiện tại là dân chủ, nam nữ bình quyền, trình độ tiến hóa về khoa học kỹ thuật cũng như tinh thần cũng rất cao so với thời kỳ của Đức Khổng Tử cách đây hơn 2500 năm.
Hơn nữa, tại sao không dùng Phật giáo hay Lão giáo, hoặc Thiên Chúa giáo để làm căn bản chuyển thế? mà phải dùng Nho giáo? Bởi vì không có học thuyết nào dạy Nhơn đạo kỹ bằng Nho giáo. Muốn cải tạo xã hội thì phải dạy Nhơn đạo, vì Nhơn đạo là căn bản, chớ không thể dạy Thánh đạo, Tiên đạo hay Phật đạo. Nhưng chỉ lấy những điểm tinh hoa của Nho giáo làm căn bản giáo dục mà thôi, bởi vì toàn cả giáo lý Nho giáo có nhiều điểm không còn thích hợp với xã hội ngày nay.
(Theo Cao Đài Từ Điển do ngài Đức Nguyên làm chủ bút)
(32) Vương Đạo và bá Đạo là cặp phạm trù tương khắc
Mạnh Tử định nghĩa thế nào là Vương, thế nào là Bá.

"Dĩ lực giả nhân giả Bá, Bá tất hữu đại quốc.
Dĩ đức hành nhân giả Vương, Vương bất đãi đại."
Nghĩa là:
Người dùng sức mạnh mà mượn tiếng làm điều nhân là Bá, người làm Bá tất có nước lớn.
Người lấy đức mà làm điều nhân là Vương, Vương không cần nước lớn.
Người làm Bá cần phải có sức mạnh vũ dũng để đè nén người ta, cho nên phải cần có nước lớn mới đủ sức mạnh.
Người làm Vương thì chỉ cần có đức độ nhơn nghĩa cho người ta kính phục, chớ không cần đến sức mạnh, cho nên không cần phải có nước lớn.
Theo Nho giáo, một chánh thể dùng Nhơn nghĩa để trị dân thì gọi là Vương đạo; còn nếu không dùng nhơn nghĩa mà dùng sức mạnh và sự thưởng phạt cho công bằng, làm cho nước cường thịnh thì gọi là Bá đạo
Vương đạo là con đường chơn chánh của bậc Thánh Vương thời cổ, dùng đức và nghĩa mà hóa dân trị nước.
Vương đạo chỉ chuộng Nhơn nghĩa, không dùng quyền uy võ lực hay mưu mô xảo trá mà bức hiếp người để đạt mục đích
Con đường Bá đạo thì chuộng quyền lực uy vũ, mưu kế tài tình để đạt mục đích làm Bá chủ thiên hạ, thống trị và áp bức chư Hầu.
Vương đạo thì bền vững lâu dài, Bá đạo chỉ tồn tại khi quyền lực còn. Vương nghiệp thì thống nhứt cả nước, Bá nghiệp thì làm lãnh tụ chư Hầu.
Những bậc Thánh nhân như Đức Khổng Tử, Mạnh Tử, suốt đời đi chu du liệt quốc, khát khao tìm một ông vua biết thi hành cái đạo của mình, mà hễ gặp vua nào không có cái chí theo Vương đạo thì liền bỏ đi, chớ không chịu nói về Bá đạo.
(33) Hậu thiên bát quái :
Khi vua Văn Vương bị vua Trụ nhà Thương (Ân) cầm tù 7 năm nơi Dũ Lý, Ngài để tâm nghiên cứu Hà đồ, Lạc Thư, Tiên Thiên Bát quái đồ của Phục Hy, để từ đó, Ngài thiết lập Hậu Thiên Bát quái đồ, phối hợp với Ngũ Hành, để giải thích vạn vật hữu hình trong CKVT.
Vua Văn Vương sắp đặt tám quẻ theo một ước định về sự tương ứng giữa các hiện tượng thiên nhiên theo tứ thời bát tiết với tám hướng:
■ Phương Bắc, mùa đông, tiết đông chí, khí trời giá lạnh, nước đóng thành băng, là hiện tượng Âm khí hãm Dương khí, nên Ngài lấy quẻ KHẢM có hình tượng hai hào Âm bao bọc một hào Dương đặt ở đó.
■ Phương Nam, mùa hạ, tiết hạ chí, khí trời nóng, lửa dễ cháy, là hiện tượng Dương khí hãm Âm khí, nên Ngài lấy quẻ LY có hình tượng hai hào Dương bao bọc một hào Âm đặt ở đó.
■ Phương Ðông, mùa xuân, tiết xuân phân, Dương khí ở trên giáng xuống, Âm khí ở dưới bốc lên, hai khí Âm Dương va chạm nhau thành tiếng sấm, nên Ngài lấy quẻ CHẤN có hình tượng hai hào Âm ở trên, một hào Dương ở dưới đặt ở đó.
■ Phương Tây, mùa thu, tiết thu phân, khí trời hanh khô, dương khí chiếm hết mặt đất, nên Ngài lấy quẻ ÐOÀI có hình tượng một hào Âm ở trên, hai hào Dương ở dưới đặt ở đó.
■ Phương Ðông Bắc, tiết lập xuân, Dương khí vừa thoát khỏi sự bao bọc của Âm khí, Ngài lấy quẻ CẤN có hình tượng một hào Dương ở trên, hai hào Âm ở dưới đặt ở đó.
■ Phương Ðông Nam, tiết lập hạ, bắt đầu mùa gió chướng và mùa bão, đây là hiện tượng Dương khí lấn lướt Âm khí, Ngài lấy quẻ TỐN có hình tượng hai hào Dương ở trên, một hào Âm ở dưới, đặt vào đó.
■ Phương Tây Nam, tiết lập thu, lúc nầy là vào mùa mưa, đây là hiện tượng Âm khí lấn lướt Dương khí, nên lấy quẻ KHÔN có hình tượng ba hào Âm đặt ở đó.
■ Phương Tây Bắc, tiết lập đông, khí hậu lúc nầy là rất hanh khô, vạn vật trở nên cứng rắn, nên lấy quẻ CÀN có ba hào Dương đặt ở đó.
Vua Văn Vương lấy Triết lý căn bản của Hậu thiên bát quái làm nền tảng trong việc trị nước là Nhân Nghĩa vì Nhân nghĩa là nền tảng của Đạo lý hình thành nên hình thể của vũ trụ hậu thiên hay hình thể của Đạo. (Theo Cao Đài Từ Điển do ngài Đức Nguyên làm chủ bút)

(34) Chiết KHẢM điền LY: Chuyển Hậu Thiên Bát quái thành Tiên Thiên Bát quái:

So sánh hai Bát quái đồ Tiên Thiên và Hậu Thiên:
■ Theo trục Bắc Nam trong Bát quái Hậu Thiên, nếu thay quẻ KHẢM bằng quẻ KHÔN và thay quẻ LY bằng quẻ CÀN thì Bát quái Hậu Thiên trở thành Bát quái Tiên Thiên.
■ Quẻ KHẢM khác quẻ KHÔN do nét giữa. Chiết KHẢM là bẻ gãy làm hai cái nét giữa của quẻ KHẢM thì nó biến thành quẻ KHÔN.
■ Quẻ LY khác quẻ CÀN cũng do nét giữa. Ðiền LY là lấp đầy chỗ trống của nét giữa quẻ LY thì nó thành quẻ CÀN.
Vậy chiết Khảm điền Ly là ý nói chuyển Bát quái Hậu Thiên thành Bát quái Tiên Thiên, tức là chuyển từ Hữu hình qua Vô hình.
Trong phép luyện đạo, luyện cho Hậu Thiên trở thành Tiên Thiên, tức là luyện cho Hữu hình trở về Vô hình thì đắc đạo, thành Tiên, Phật tại thế.
Bát Quái Ðài nơi TTTN là nơi để thờ phượng Ðức Chí Tôn và các Ðấng Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Bát Quái Ðài xây theo hình Bát quái tức là một hình tám cạnh đều nhau, mỗi cạnh là một quẻ, xây cao 12 bực, ngoài lớn trong nhỏ, làm như bực thang đi lên, tượng trưng Thập nhị Thiên (12 từng Trời), hình thức của nó cũng giống như Cửu Trùng Thiên đặt nơi Ðại Ðồng Xã trước Tòa Thánh, nhưng Cửu Trùng Thiên chỉ có 9 bực tượng trưng 9 từng Trời.
Trên mặt cao nhứt của đài nầy có cẩn 8 cung Bát Quái.
Thứ tự các quẻ trong Bát Quái Cao Ðài được Ðức Chí Tôn dạy trong Chú Giải PCT như sau:
"Tòa Thánh day mặt ngay hướng Tây, tức là chánh cung ÐOÀI, ấy là Cung Ðạo, còn bên tay trái Thầy là cung CÀN, bên tay mặt Thầy là cung KHÔN.
Ðáng lẽ Thầy phải để bảy cái ngai của phái nam bên tay trái Thầy, tức là cung Càn mới phải, song chúng nó vì thể Nhơn đạo cho đủ Ngũ Chi nên Thầy buộc phải để vào Cung Ðạo là cung Ðoài cho đủ số. Ấy vậy, cái ngai của Ðầu Sư nữ phái phải để bên cung Khôn, tức là bên tay mặt Thầy."
■ Các quẻ trong Bát Quái Cao Ðài có thứ tự giống như thứ tự các quẻ trong Bát Quái Hậu Thiên, nhưng lại chuyển theo chiều ngược lại.
Thứ tự tám quẻ khởi đầu từ Càn: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Ðoài:
Bát Quái Hậu Thiên chuyển theo chiều kim đồng hồ.
Bát Quái Cao Ðài chuyển theo chiều nghịch kim đồng hồ.
Bát Quái Hậu Thiên tượng trưng thời kỳ nhứt bổn tán vạn thù; Bát Quái Cao Ðài tượng trưng thời kỳ vạn thù qui nhứt bổn, nên có chiều quay ngược lại với Bát Quái Hậu Thiên.
 Trục Ðông Tây của Bát Quái Cao Ðài là Chấn Ðoài thì giống y trục Ðông Tây của Bát Quái Hậu Thiên.
Trục Bắc Nam của Bát Quái Cao Ðài là Ly Khảm, ngược chiều với trục Bắc Nam của Bát Quái Hậu Thiên là Khảm Ly, để cho Thủy Hỏa trong hai Bát Quái đồ ký tế tương tác tức Âm Dương tương hiệp mà đắc đạo tại thế.

(35) Pháp luân thường chuyển :
Pháp luân thường chuyển là đạo lý luôn luôn chuyển động đi tới như một bánh xe, để cứu độ chúng sanh, đưa chúng sanh lên đường tấn hóa đến bờ giải thoát.
Đức Phật chuyển Pháp luân lần sau cùng, trước khi Phật nhập Niết Bàn, tại Hội Pháp Hoa, thuyết giảng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, giáo pháp thượng thừa của Phật, độ vô số chúng sanh vào Đại thừa, đắc Phật huệ.
Việc đi Hoán đàn trước khi cúng Đại đàn nơi Tòa Thánh tượng trưng Pháp Luân thường chuyển. Chúng ta phải đi từ cấp 1 CTĐ (Địa Thần) lên cấp 9 CTĐ (Thiên Tiên), lên Cung Đạo (Phật vị), rồi trở xuống cấp 1 CTĐ, lại vòng lên trên rồi mới đứng vào vị trí của mình. Khi đi lên là Phàm nhập Thánh, khi đi xuống là Thánh lâm Phàm, rồi đi vòng trở lên là Phàm nhập Thánh. Đi như vậy là Pháp luân thường chuyển tức là đắc đạo.
Đức Lý Giáo Tông thố lộ nguyên căn của Đức Phạm Hộ Pháp và quyền năng của Ngài trong bài thi khoán thủ:
1. Hộ giá Chí Tôn trước đến giờ,
2. Pháp luân thường chuyển máy Thiên thơ.
3. Chưởng quyền Cực Lạc phân ngôi vị,
4. Quản suất Càn khôn định cõi bờ.
5. Nhị kiếp Tây Âu cầm máy Tạo,
6. Hữu duyên Đông Á nắm Thiên thơ.
7. Hình hài Thánh Thể chừ nên tướng,
8. Đài trọng hồng ân gắng cậy nhờ.
Trong đó cho biết Đức Ngài nắm về Pháp, xoay chuyển cơ Trời theo Thiên thơ đã định (Theo Cao Đài Từ Điển do ngài Đức Nguyên làm chủ bút)
 (36) Đây là 4 câu của bài thi dẫn giải kinh kim cang ba do Đức Phật Tổ Như Lai giảng dạy khi Ông Trưởng Lão Tu Bồ Đề hỏi đức Như Lai như sau”… Bạch đức Thế Tôn! Trang thiện nam, người thiện nữ, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thời phải trụ tâm như thế nào, nên hàng phục tâm mình như thế nào?"  
Đức Như Lai có dạy bằng bài kệ
“Tất cả những pháp hữu-vi
Khác nào mộng, huyễn, khác gì điện, sương.
Như bóng nước, như ảnh-tượng.
Xét suy như thế cho thường chớ quên!”
Do ngài Cưu Ma La Thập dịch sang Hán Văn và ngài Thích Trí Tịnh dịch sang tiếng Việt

(37) Theo Cao Đài Từ Điển thì
Ngạn uyển là cái vườn hoa nơi cõi TLHS của Đức Phật Mẫu, do Nhứt Nương DTC cai quản
Trong vườn Ngạn Uyển có trồng đủ 12 thứ hoa, tượng trưng 12 con giáp (thập nhị Địa chi) là tuổi của những người nơi cõi trần. Mỗi một sanh mạng nguyên nhân nơi cõi trần đều có tượng hình một bông hoa nở trong vườn Ngạn Uyển. Khi bông hoa ấy héo tàn thì nguyên nhân ấy chết. Nói chết là nói theo từ ngữ của cõi trần, tức là chết cái thể xác, chớ linh hồn và chơn thần không bao giờ chết; chết ấy như thay cái áo cũ đã rách để mặc một cái áo mới, tức là linh hồn rời bỏ thể xác cũ để đầu kiếp vào một xác thân mới, thích hợp với trình độ tiến hóa mới.
Khi chơn linh tái kiếp xuống trần thì cái bông hoa ấy nơi vườn Ngạn Uyển nở ra. Khi người ấy làm điều đạo đức thì sắc hoa tươi thắm đẹp đẽ, nếu làm điều gian ác thì sắc hoa ủ dột xấu xí. Khi người ấy chết thì hoa ấy héo tàn.

(38) Theo giải nghĩa của Đức Diêu trì Kim Mẫu và cửu vị tiên nương thì khi một chơn hồn thoát xác sẽ được cửu vị tiên nương rước qua chín tầng trời để hội kiến với các vị Phật chưởng quản các tầng trời tương ứng và đến tầng trời thứ chín để chầu đức Phật mẫu và chờ ở đó 200 ngày để cộng đồng tam giáo xem xét công quả để định vị  thăng hoặc đọa .

(39) Từ xưa đến nay trên thế gian có nhiều tôn giáo ra đời nhằm mục đích giáo hóa con người theo đường chân chính và chí thiện để đạt được sự an lành hạnh phúc,Các tôn giáo thường lấy danh Đạo để làm chuẩn mực mà phổ hóa cho tín đồ.Vì vượt lên tất cả
 “Đạo là nguyên lý tuyệt đối tột cùng, là nguồn gốc của CKVT và vạn vật, nên Đạo lưu hành khắp vũ trụ, tàng ẩn trong vạn vật. Bất cứ vật nào cũng có một phần linh diệu bên trong (đó là Đạo) để điều hòa trưởng dưởng nó. Đạo là tinh thần của Trời Đất và vạn vật. Trời Đất và vạn vật là bản thể của Đạo.
Đạo bền vững mãi mãi, không bao giờ hư hoại. Vạn vật không thể xa Đạo. Hễ còn Đạo thì sống, mất Đạo thì chết.
Đạo vốn vô hình, nên muốn trình bày cái Đạo tất phải mượn hữu hình. Đó là cái thể và cái dụng của Đạo.
Cái thể của Đạo là những hình thể do Đạo sản xuất. Tôn giáo là cái cửa, muốn biết Đạo thì phải đi vào cái cửa ấy.
Cái dụng của Đạo là phá mê khải ngộ, đem ánh sáng chơn lý rọi vào cái vô minh, bảo tồn con người trở về với Đạo.”
(Theo Cao Đài Từ Điển do ngài Đức Nguyên làm chủ bút phần giải nghĩa chữ Đạo)

(40) Theo câu thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Trở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Nghĩa là Đạo là sự chân chánh ,người thuận Đạo thì không vướng mắc cả thân và tâm nên thanh nhẹ ,mặc dù ở trần gian nhưng không vướng bụi trần ,luôn giữ được tâm thanh tịnh ,hướng thượng Ngược lại là sự tà vạy,trì níu nên nặng nề cả thân và tâm ,không có được sự thanh cao nên trọng trược và dễ sa vào đọa lạc.
(41) Thuyền Bát Nhã là chiếc thuyền Trí huệ do pháp nhiệm của Phật tạo nên để rước các chơn hồn đắc đạo lên cõi CLTG.
Thuyền Bát Nhã là từ ngữ để nói ví dụ so sánh. Con người sống trong cõi trần đầy ô trược nên bị tấm màn vô minh che lấp, để cho lục dục thất tình cám dỗ khiến sai. Chừng nào phá bỏ được tấm màn vô minh ấy thì vượt lên khỏi sự cám dỗ của lục dục thất tình, trở lại làm chủ chúng nó,lúc đó con người hết vô minh, tức nhiên đạt được Trí huệ, và cái Trí huệ ấy ví như chiếc Thuyền Bát Nhã, đưa con người đến cõi Cực Lạc Niết Bàn, đắc đạo thành Tiên Phật.
Trong thời ĐĐTKPĐ, Thuyền Bát Nhã do Đức Phật Di-Lạc làm chủ thuyền, rước các chơn hồn có đầy đủ công đức, vượt qua bể khổ, thoát khỏi luân hồi, đến cảnh TLHS mà Phật gọi là Cực Lạc Niết Bàn, Tiên gọi là Bồng Lai Tiên cảnh mà an hưởng những điều cực lạc.
Trong TNHT, có 4 câu thơ tả Thuyền Bát nhã:

Khuôn thuyền Bát nhã chẳng hề chìm,
Nổi quá như bông, nặng quá kim.
Có đạo trong muôn ngồi cũng đủ,
Không duyên một đứa cũng là chìm.
Theo thuyết đạo của Đức Phạm Hộ Pháp, trên sông Ngân Hà, một nhánh của biển khổ nơi cõi thiêng liêng, Đức Quan Âm Bồ Tát vâng lịnh Đức Di-Lạc Vương Phật, chèo chiếc Thuyền Bát Nhã qua lại để độ sanh, rước những người đầy đủ phước đức đi qua biển khổ, đến cõi TLHS.
Theo bài thài hiến lễ Tam Nương trong Lễ Hội Yến DTC, Tam Nương cũng có nhiệm vụ chèo chiếc Thuyền Bát Nhã rước người phước đức vượt qua biển khổ:

(42) Đây là câu 6 của bài Phát nguyện tu hành  trích trong Đạo Nhựt Thường Hành
(43) Theo lời Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn giáng cơ dạy đạo tại chùa Vĩnh nguyên Tự“…Lòng trời chẳng nói. Luật lệ ở chỗ trị thế. Người mà không tu thì không thành đạo. Người tu làm gì? Người tu độ kẻ khác. Độ kẻ khác là độ mình. Độ mình là độ cửu huyền thất tổ. Đó chính là hiếu vậy”

(44) Phẩm Hiền Tài, do Ðức Phạm Hộ Pháp lập ra.
HIỀN TÀI: là bậc trí thức chọn trong hàng Ðạo hữu có văn bằng Trung Học Ðệ Nhứt Cấp hoặc văn bằng Sơ Học (Certificat d'Études Primaires) hồi xưa, hoặc trong hàng công tư chức bậc trung cấp nam nữ đương quyền từ 40 tuổi sắp lên, hay đã hồi hưu, hay trong hàng sĩ phu có Tú Tài Toàn phần từ 21 tuổi sắp lên và hàng sĩ quan từ Ðại úy sắp lên.
Ngoài ra, những vị có học lực khá, và có khả năng mở mang kinh tế, làm nên sự nghiệp như: Nghiệp chủ, Ðiền chủ, nhà Thầu khoán, đã có giúp ích cho Ðạo, có đủ bằng chứng, cũng được xin vào phẩm Hiền Tài.
Những vị 40 tuổi sắp lên được chọn vào phẩm Hiền Tài phải có thành tích lập công với Ðạo và đầy đủ hạnh đức.
Con nhà Ðạo dòng, khi xin gia nhập Ban Thế Ðạo, được miễn xuất trình Sớ Cầu Ðạo (con những vị Chức sắc tiền bối có công khai Ðạo lúc ban sơ).
Hai vị Chức sắc tiến cử phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với Hội Thánh về phương diện hạnh đức của người mình tiến cử vào Ban Thế Ðạo.
Hàng phẩm Hiền Tài do Hội Thánh HTÐ chọn lựa và tấn phong.
(45) Ba phẩm: Quốc Sĩ, Ðại Phu, Phu Tử, do Ðức Lý Giáo Tông lập ra
QUỐC SĨ: Những danh nhân được trạch cử vào hàng Quốc Sĩ phải có điều kiện sau đây:
Bậc Hiền Tài đầy đủ hạnh đức, đã dày công giúp Ðạo trợ Ðời, được công chúng hoan nghinh có văn bằng minh chứng.
Bậc nhân sĩ có công nghiệp vĩ đại đối với quốc gia dân tộc, có bằng chứng cụ thể đắc nhơn tâm.
Các Tổng Trưởng, Bộ Trưởng, Sứ Thần, Tướng Lãnh, và các vị Tiến Sĩ, Thạc Sĩ, có thiện tâm giúp Ðạo, kỳ công trợ đời.
 ÐẠI PHU: Những danh nhơn được sắp vào hạng Ðại Phu là:
Bậc Quốc Sĩ đầy đủ hạnh đức, dày công giúp Ðạo về việc phổ thông giáo lý và giúp đời về mặt thâu phục nhơn tâm.
Những bậc có địa vị cao trọng trong nước như: Quốc Trưởng, Tổng Thống hay Thủ Tướng và các ân nhân của nhơn loại có thiện tâm giúp Ðạo và kỳ công trợ đời.
PHU TỬ: Những danh nhơn được sắp vào hàng Phu Tử là:
Bậc Ðại Phu đầy đủ hạnh đức, lại có công tế thế an bang.
Bậc vĩ nhân khổ hạnh phổ truyền Chơn giáo dìu độ toàn dân một nước hay nhiều nước.
Các hàng phẩm Quốc Sĩ, Ðại Phu, Phu Tử do Hội Thánh HTÐ tuyển chọn và dâng lên quyền thiêng liêng phán định.
(46) Hai câu kinh 16 và 17 trong bài Kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế theo Sách giải nghĩa kinh thiên đạo và thế đạo do hiền tài Nguyễn Văn Hồng chủ biên nghĩa là
C.16: Cái khuôn phép huyền diệu và rộng lớn.
Phạm vi khuôn phép của Trời Ðất rộng lớn mênh mông vô cùng, nhưng cũng rất huyền diệu, dầu một mũi kim nhỏ cũng không qua lọt, một mảy cũng không bỏ sót. Cho nên có câu: Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu. Nghĩa là: Lưới Trời lộng lộng, thưa mà không lọt.
C.17: Chỉ một cái tính toán mà Ðức Chí Tôn tạo lập và chia ra một cách rành rẽ cái nào là họa, cái nào là phước.
Cái tính toán của Ðức Chí Tôn thể hiện bằng Cây Cân Công Bình thiêng liêng, để cân họa phước, trong nháy mắt thì biết rõ kết quả: Phước nhiều thì thăng, tội nhiều thì đọa.
(47) Theo bài thuyết pháp “Con đường thiêng liêng hằng sống” của Đức Hộ Pháp có đoạn mô tả lại cảnh Đức Hộ Pháp được vào Bạch Ngọc Kinh mà hội kiến Đức Chí Tôn như sau:
"…Vừa nói rồi thì thấy Ổng (Ðức Chí Tôn) bước ra đứng ngay chính giữa, ngó ngay Bần đạo, lường như thể biểu con coi đây, ngó ngay lên Ổng, thấy đạo hào quang chiếu diệu ra, tay cầm cây gậy coi đẹp lắm. Cây gậy của Ổng quảy cái bầu, bên mình Ổng mang một cái bị, mặc bộ đồ Ngọc Hoàng Thượng Ðế, nắm ngang cây gậy trên tay thành cây đòn cân, Ổng kéo cái bầu ra thành cái giá cân, Ổng kéo cái bị ra thành trái cân. Ba món báu ấy hiệp lại thành Cây Cân Công Bình thiêng liêng mà chính  mình đã thấy Ổng nơi Linh Tiêu Ðiện."

(48) Theo giáo lý của Đạo Cao Đài thì con người ở thế gian được tạo thành bằng nhị thân xác gồm thân xác thế gian hay thân xác vật chất hữu hình do cha mẹ ở thế gian tạo thành,thân xác thiêng liêng được kết hợp chơn thần và chơn linh của hai đấng cha mẹ thiêng liêng cấu thành ,gởi gắm trong thân xác con người là một thể linh bất sanh bất diệt ,việc tu tập của hành giả giúp thăng tiến về thể linh này để đến khi đủ duyên lành hay hòa hợp được những những nguyên lý tự nhiên của vũ trụ mà trở lại cái bản thể ban đầu hòa nhập với vũ trụ trong cơ sanh hóa ,lập vị thế trong vũ trụ trường tồn ,hay gọi là “Sinh ký tử quy”.Phép tu luyện của Đại thừa là giúp con người mở ra được thể linh này mà đạo gọi là huyền quang khiếu.Tại nơi đó có chứa đựng tất cả những bí mật của tạo đoan ,nằm trên đỉnh đầu của con người mà thế gian gọi là mỏ ác.
(49) Theo Phật học thì Muốn kiến tánh thành phật thì phải phá chấp tự ngã ,muốn phá chấp tự ngã thì phải tập Tâm Vô ngại  :không  còn chướng ngại,muốn tập được tâm vô ngã phải là một chân hành giả,
Công minh là lấy tâm công chánh và minh triết để suy xét thì cái chân thật của sự vật và hiện tượng mới lộ rõ

(50) Theo kinh Đạo Nhựt Thường Hành bài Giới Buồn rầu nhân quả kinh thì việc nhân quả được hình thành nhiều đời nhiều kiếp mà nên.Đó là quy luật tất nhiên của tự nhiên mà ra ,nên một đời chịu nhiều tai ương nghịch cảnh cũng để trả quả cho những gì mà con người đã gây ra, do đó hành giả đã quyết tâm chí nguyện tu hành thì phải hiểu và không để bị lệ thuộc vào nhân quả mà buồn rầu,vì như vậy sẽ làm hạn chế việc tinh tấn và ngăn trở con đường tu tiến của hành giả.
Trong Kinh Bát Đại Nhân Giác Đức Phật dạy
-Đệ nhất giác tri :giác vô thường vô ngã
Giác ngộ thứ nhất: Thế gian vô thường, quốc độ mong manh, tứ đại khổ không, năm ấm vô ngã, sinh diệt đổi dời, hư ngụy không chủ, tâm là nguồn ác, thân là mọi tội, quán sát như vậy, xa dần sinh tử..

(51) Theo Các bài kinh Đạo Nhựt Thường Hành được trích từ quyển thứ Ba của bộ Thánh Đức Chơn Kinh (Sài Gòn: ấn quán CôngLý, 1965, tr. 124-141), được tái bản do sắc lịnh tại Huờn Cung Đàn (Minh Tân) Đạo Nhựt Thường Hành ra đời do chiếu của Đức KhươngThái Công thỉnh Đức Lý Giáo Tông giáng dạy tại Ngũ Phụng Kỳ Sơn. Tổng cộng gồm 28 bài nhưng trong bản kinh 1965 không đánh số thứ tự  dạy  con người phải tin tạo hóa và thường niệm ,thực hành những giáo lý cơ bản của con người để thuận đạo lý và hợp ý trời mà tương sanh theo lý tự nhiên về hợp với trời .
(52) Theo Bát Nhã Tâm kinh của Phật giáo được mở đầu
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Nghĩa là Đức Quán Tự Tại Bồ Tát trong thời khắc thực hành thâm sâu lý Bát Nhã Ba La mật thấy năm uẩn đều không và độ được tất cả những khổ ách.Đây là lý cơ bản của Bát Nhã tâm kinh là việc tu tiến của hành giả phải hướng đến việc diệt được ngũ uẩn là nơi chứa đựng những ẩn tàng về tâm linh hoặc là bức màn ngăn che mà người chuyên niệm tu hành phải giải phóng để phá vỡ lớp vô minh mà nhìn thấy được chân lý tức là Đạo.Hoặc là sự khai phóng của trí huệ để giúp hành giả vượt từ bờ mê qua bến giác.
(53) Theo Phật học thì bản thể chơn hồn của con người gồm 2 phần là Phần tâm và tánh, Tâm là thứ ẩn tàng bên trong và tánh là cái hiển lộ ra bên ngoài.Nên việc học đạo của người hành giả là chuyên tu tâm và dưỡng tánh để hợp được nguyên khí mà thực hiện được sự chung nhứt giữa tâm và tánh mà tạo thành thể hư không bất sanh bất diệt là tâm vô quái ngại.
(54) Theo đạo đức kinh của Đức Lão Tử có ghi lại và diễn dịch về chữ Đạo là
   Đạo lý là một con đường sáng chí chơn chí mỹ. Đạo lý là lẽ hằng sống của muôn loài vạn vật. Đạo lý là lẽ đương nhiên không không mà có, có có rồi thoạt không. Rất đổi Trời Đất Phật Tiên Thánh Thần cũng ở trong luật ấy.
      Đạo lý còn thì vạn vật đất trời vẫn còn. Nếu không có đạo lý thì không có vạn vật cùng Trời Đất.
      Đạo lý rất sâu sắc, rất cao xa huyền bí, mà Đạo lý cũng rất nông cạn, rất thiển cận và rất dễ tìm kiếm, không cao cũng chẳng xa. Hễ người có thiện tâm thiện chí trong một phút giác ngộ là có thể thấy được Đạo, hiểu được Đạo, hành được Đạo lý.
      Nói một cách khác: Đạo lý khi thâu hẹp lại thì không có một vật nhỏ nào bằng, khi mở rộng ra, không có một vật gì lớn trong Trời Đất có thể sánh bằng.
      Đạo lý khi tụ lại thì hư hư nhi bất hoại, trưởng trưởng nhi trường tồn, sanh sanh hóa hóa.
      Đạo lý khi buông ra thì dưỡng dục quần sanh muôn loài vạn vật. Nói đến hai tiếng Đạo lý chỉ tạm gượng một danh từ để gọi, chứ danh từ Đạo lý cũng là hư danh.
      Nói đến hai tiếng Đạo lý thì luận không cùng và cũng không thể cầm bằng sắc tướng. Sự sinh hoạt của Đạo lý là mặc mặc như như, mắt không thấy, tay không rờ, lời không diễn tả, chỉ có thức tâm lãnh hội được mà thôi. Vì vậy cho nên người thế gian từ cổ chí kim không thể dùng vật chất hữu thể để điểm tô Đạo lý, không thể dùng phú quí, công hầu, khanh tướng để mua chuộc và thực hiện được Đạo lý.
(55) Theo nguyên lý hình thành nên vũ trụ của Đức Ngọc Hoàng thượng Đế thì trong tứ đại bộ châu hạ, Nam thiệm bộ Châu có 72 địa cầu (trong đó trái đất là quả địa cầu số 68) tương ứng với phẩm vị của 72 Giáo sư trong cửu trùng đài
(56) Theo phẩm vị chức sắc của nền chính trị đạo Cửu trùng đài là







GIÁO TÔNG 































NGỌC 
CHƯỞNG PHÁP

THƯỢNG
CHƯỞNG PHÁP

THÁI
CHƯỞNG PHÁP




























NỮ DẦU SƯ

NGỌC 
ÐẦU SƯ

THƯỢNG 
ÐẦU SƯ

THÁI
ÐẦU SƯ















NỮ
Chánh Phối Sư

NGỌC 
Chánh Phối Sư

THƯỢNG 
Chánh Phối Sư

THÁI 
Chánh Phối Sư


Nữ Phối Sư
(không giới hạn)

Ngọc Phối Sư
11 vị

Thượng Phối Sư
11 vị

Thái Phối Sư
11 vị















Nữ Giáo Sư
(không giới hạn)

Ngọc Giáo Sư
24 vị

Thượng Giáo Sư
24 vị

Thái Giáo Sư
24 vị















Nữ Giáo Hữu
(không giới hạn)

Ngọc Giáo Hữu
1000 vị

Thượng Giáo Hữu
1000 vị

Thái Giáo Hữu
1000 vị















Nữ Lễ Sanh
(không giới hạn)

Ngọc Lễ Sanh
(không giới hạn)

Thượng Lễ Sanh
(không giới hạn)

Thái Lễ Sanh
(không giới hạn)















BÀN TRỊ SỰ :
Chánh Trị Sự
Phó Trị Sự
Thông Sự

BÀN TRỊ SỰ:   
   Chánh Trị Sự
   Phó Trị Sự
   Thông Sự















NỮ ÐẠO HỮU



NAM ÐẠO HỮU













 (57) Con người có Lục căn nên mới có Lục thức. Lục thức bị Lục trần cám dỗ mới sanh ra Lục dục. Bốn thứ ấy liên hệ mật thiết nhau, tương tác nhau, theo bảng sau đây:

LỤC CĂN
─>
LỤC THỨC
<=>
LỤC TRẦN
─>
LỤC DỤC
Nhãn (mắt)

Nhãn thức

Sắc

Sắc dục
Nhĩ (tai)

Nhĩ thức

Thinh

Thinh dục
Tỹ (mũi)

Tỹ thức

Hương

Hương dục
Thiệt (lưỡi)

Thiệt thức

Vị

Vị dục
Thân (da thịt)

Thân thức

Xúc

Xúc dục
Ý (tư tưởng)

Ý thức

Pháp

Pháp dục
"Thất tình Lục dục là mối loạn hằng ngày trong tâm trí, không phương trừ khử. Một đám giặc liệt cường tài trí đánh phá ruồng trong núi cao rừng thẳm còn dễ trừ dẹp đặng, chớ mối loạn nơi tâm khó mà diệt đặng cho yên, nhứt là Lục dục: Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân, và Ý dục, chúng nó phá hại hằng ngày.
Nhãn thì ưa màu sắc tốt đẹp.
Nhĩ thì thích nghe những giọng nói tao nhã thanh bai.
Tỹ thì ưa mùi thơm hơi ngọt.
Thiệt thì ưa nếm vật lạ món ngon.
Thân thì mến vợ đẹp hầu xinh, cả dục tình dâm niệm.
Ý lại tư tưởng vất vơ quấy phá. Nhứt là Ý là mối đại hại cho con người. Nó tư tưởng sự nầy sang sự nọ. Chuyện nọ hết đến chuyện kia. Nó xẹt vô, nhảy ra lẹ làng không chi ngăn đón đặng, nên mới cho nó là đứa ăn trộm tài nghề, xách món nầy, lấy vật nọ trước mắt muôn người mà chẳng ai thấy.
Còn thân, cái thân thể muốn sự dâm dục quá độ, mới hao tán nguơn Tinh, nguơn Khí, nguơn Thần.
Thiệt là lưỡi, miệng ham ăn món ngon vật lạ, đồ mỹ vị cao lương, nên phạm tội sát sanh, bị sa đọa vào Lục đạo.
Tỹ là mũi, mũi ưa thơm tho mới khiến lòng ham muốn.
Nhĩ là tai, tai nghe điều phi lễ.
Nhãn là mắt, mắt ngó thấy sắc đẹp thì lòng dục dấy lên.
Vậy thì, mắt thấy, tai nghe, mũi ngữi, miệng nếm, thân ham, đều xúm làm cho thân xao động, sanh lòng quấy quá.
Vả lại, Lục dục là sáu con quỉ, tức là sáu đứa du côn, nhưng biết cách thâu phục chúng nó đặng thì sáu con quỉ ấy trở nên Lục thông là đắc đạo.
Muốn thâu phục sáu con quỉ ấy thì phải làm cách nào?
Cần phải chủ cái Tâm, tâm cho thanh tịnh, định cái trí, trí phải tự nhiên. Lục dục được an, Lục thần đầy đủ.
Hễ có Lục dục thì có Lục trần, mà hễ có Lục trần thì mới sanh Lục tặc. Có Lục tặc thì hại Lục căn, Lục thức, Lục thần, nên sa vào Lục đạo.
Ấy là kiếp con người không có Nguơn Thần chấp chánh, để cho Thức Thần đương quyền, thì dầu có sống, sống một cách vất vơ như bồ nhìn trơ trơ để gió lay người đẩy." (ĐTCG)
(Theo Cao Đài Từ Điển do ngài Đức Nguyên làm chủ bút phần giải nghĩa chữ lục căn-Lục thức- Lục trần)
(58) Việc thông công với các đấng thiêng liêng được thực hiện qua việc xây bàn từ buổi tiền khai Đại Đạo và sau đó qua việc cầu cơ bằng Đại Ngọc cơ và tiểu ngọc cơ do các vị có Đạo cao đức trọng mà dân gian gọi là các bậc danh nho.Theo như câu trong bài kinh niệm hương là
“…Lòng nương theo nhan khói tiếp truyền ra
Mùi hương lư ngọc bay xa,
Kỉnh thành cầu nguyện tiên gia chứng lòng…”
(59)  Đạo không những giúp cho  hành giả có được đức tin và chỉnh sửa bản thân theo nguyên lý tự nhiên hình thành nên vũ trụ mà còn ẩn chứa sự màu nhiệm và khi đủ duyên hay hội tụ đủ những yếu tố cấu thành nên nguyên lý của sự vật sẽ biến thành hiện thực những điều mà đôi khi con người không thể hình dung bằng trí tuệ thông thường nên gọi là màu nhiệm hay phép màu thiêng liêng.Điểm đến cuối cùng của Đạo là hoàn thiện tất cả những yếu tố cấu thành nên tự nhiên mà Thế gian mong ước là Thiên hạ thái bình.
(60)  Mục đích tối thượng của ĐĐTKPĐ được thể hiện qua câu liễn của Đức Chí Tôn ban cho :Ðôi liễn tiêu biểu của Ðạo Cao Ðài thường đặt ở các cửa đi vào Nội Ô Tòa Thánh hay cửa chánh các Thánh Thất:

 高上至尊大道和平民主目
 臺前崇拜三期共享自由權

 CAO thượng Chí Tôn Ðại Ðạo hòa bình dân chủ mục,
 ÐÀI tiền sùng bái Tam Kỳ cộng hưởng tự do quyền.
Nghĩa là:
 Ðấng Chí Tôn ở trên cao hơn hết, mở ra một nền Ðại Ðạo nhắm tới hòa bình và dân chủ.
 Vái lạy kính trọng Ðấng Cao Ðài thời ÐÐTKPÐ, nhơn sanh cùng chung hưởng quyền tự do.

Nghĩa thoát ý là nhân loại cùng hướng đến sự cao thượng ,và xem những gía trị cao thượng đó là chuẩn mực chung được tôn trọng thì đó là nguyên lý chung của nền đạo lớn tạo lập nên hòa bình và dân chủ trên thế gian này.
Mọi người cùng chung một tư tưởng tôn kính là cơ sở phía trước cho giai đoạn mở ra quyền tự do chung cho toàn nhân loại.


  Ngày 18/03/2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét